Hé lộ nguyên nhân sự cố hàng loạt xe Vinfast “gãy trục, rời bánh”

Đăng bởi KV

01/03/2021 21:42

Trong thời gian qua đã liên xuất hiện thông tin hình ảnh về các xe Vinfast của tập đoàn Vingroup bị sự cố “gãy trục, rời bánh” khi đang lưu thông, và sự im lặng của nhà sản xuất càng khiến người đã, đang và sẽ có ý định mua xe của Vinfast hoài nghi về chất lượng xe. Vậy bản chất sự việc có thể từ các nguyên nhân nào?

Như đã biết, trong thời gian ngắn đầu năm 2021 liên tiếp xảy ra các thông tin cho rằng có tình trạng xe ô tô mang nhãn hiệu Fadil, Lux A2.0, Lux SA2.0 – sản phẩm của tập đoàn Vingroup bị “rụng” bánh khi xe đang lưu thông. Các sự cố này xảy ra trong thời gian ngắn đã thu hút sự chú ý của cộng đồng về độ an toàn của các dòng xe ô tô mang thương hiệu Vinfast đang được sản xuất và bán trên thị trường. Ví dụ như câu chuyện về chiếc Fadil mang Biển kiểm soát 43A – 486xx, dòng sedan Lux A2.0 hay dòng SUV Lux SA2.0 (tại Quảng Ninh).

Theo quan sát thì trên các diễn đàn mạng xã hội đang có 02 luồng quan điểm là bảo vệ thương hiệu Việt  hoặc chê bai kịch liệt do các thông tin về thiết kế, kiểu dáng trước đó. Tuy nhiên, các bình luận phần lớn mang tính cảm tính, chưa nhiều kiến thức chuyên môn về ô tô và nghiệp vụ khám nghiệm hiện trường.

Hình ảnh chiếc xe Lux SA2.0 gãy càng trước nhưng không thấy dấu vết của tai nạn nghiêm trọng – Nguồn ảnh MXH

Nội dung bài viết này không hướng đến việc khen hay chê sản phẩm của thương hiệu Vinfast, mà cùng với chính nhà sản xuất thương hiệu xe này giả lập, giả thuyết và đưa ra các phân tích, mổ sẻ vấn đề dựa trên kiến thức về xe ô tô hay có tính chuyên môn mà mỗi cá nhân tự đưa ra nhận định có nên trải nghiệm, đầu tư một “em xế hộp” Fadil, Lux A2.0 hay Lux SA2.0 hay không?

Do cấu tạo liên quan tới hệ thống chuyển động của ô tô ở các phân khúc có sự khác nhau (hạng A gọi là ngõng moay-ơ, hạng B và C gọi là càng – được giằng bởi càng trước và càng sau) nên chất liệu của các cấu kiện liên quan tới hệ thống chuyển động này cũng vì thế mà khác nhau. Xét ở phân khúc hạng A thì ngõng moay-ơ được làm hầu như từ gang, còn ở dòng sedan và SUV thì có thể là gang hoặc hợp kim nhôm. Và, có rotuyn lái được làm từ thép.

Quay trở lại câu chuyện về các sự cố trên các dòng xe của Vinfast. Nếu xem xét kỹ thì có thể thấy một số hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội gần đây rất khó để nhận định là do va chạm hoặc tai nạn. Quan sát kỹ phần thân vỏ vị trí có bánh xe bị gãy trục đều không phát hiện bị xước sơn hay các dấu vết khác do va chạm/tai nạn để lại. Duy nhất chiếc sadan màu xanh dương có vết tích màu trắng giống bột đá ở lốp xe nên có thế nhận định là do đâm vào dải phân cách.

Liên tiếp các thông tin cho rằng xe Vinfast gãy ngõng moay-ơ và gãy càng được lan truyền trên MXH

Liên tiếp các thông tin cho rằng xe Vinfast gãy ngõng moay-ơ và gãy càng được lan truyền trên MXH

Sự việc sau đó nhà sản xuất cũng chưa có phát ngôn cụ thể về nguyên nhân nên sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, các giả thuyết đến nguyên nhân có thể là: Một, do tai nạn/va chạm; hai, do tụt táo ở rotuyn lái hoặc con ốc rotuyn trụ đứng; ba, gãy ngõng moay-ơ; bốn, công nghệ chế tạo, thiết kế không phù hợp, không đảm bảo độ bền; năm, do chất liệu cấu kiện; thứ sáu, do người sử dụng.

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu “gãy ngõng moay-ơ” phải đến từ lực đâm/va cực mạnh?

Thứ nhất, gãy ngõng moay-ơ hay gãy/tụt càng là có khả thi

Nhưng vẫn phải quan tâm tới các dấu vết khác để lại trên xe. Ví dụ, xe đang lưu thông trên đoạn đường quy định tốc độ bao nhiêu? Khi va chạm với vật thể khác thì vị trí va chạm có mức độ thiệt hại thế nào, dấu hiệu gì? Lý do vì tốc độ rất quan trọng để đưa ra một câu trả lời thuyết phục cho mức độ thiệt hại. Khi xe đang chạy với vận tốc 30 – 40km/h trong khu đông dân cư sẽ khác với 80km/h nơi ngoài khu dân cư. Quá hình ảnh, xe xảy ra sự cố ở cả 02 giá thuyết về con đường và tốc độ nêu trên. Nhu vậy, nếu sự cố rơi bánh ở khu đông dân cư với tốc độ giới hạn theo quy định thì lại có liên quan đến sức bền của linh kiện.

Thứ hai, do tụt táo ở đầu rotuyn lái hoặc tụt ốc rotuyn trụ đứng.

Đây cũng là nguyên nhân gây sự tò mò vì khi bánh xe ngửa hẳn ra ngoài thì việc xác định gãy rotuyn lái hay chỉ tụt táo (đầu rotuyn lái) là bắt buộc. Vì nếu sản phẩm có chất lượng chưa tốt, sau thời gian sử dụng sẽ có tình trạng tụt hẳn đầu rotuyn lái và gây tai nạn.

Thứ ba, gãy ngõng moay-ơ.

Đối với dòng xe hạng A, việc thiết kế ngõng moay-ơ thể hiện sự chắc chắn hơn việc sử dụng càng. Tuy nhiên, nhược điểm là độ giảm sóc và tinh tế của cấu kiện khó sánh bằng thiết kế sử dụng càng. Chính vì vậy, ngõng moay-ơ là vật liệu làm từ gang, cộng với thiết kế chắc chắn của dòng xe hạng A nên rất hiếm khi trừ khi phải là có lực đâm/va cực mạnh kèm theo góc xoay của bánh xe mới bị gãy. Quan sát chiếc Fadil BKS số 43A-486xx thì không thấy biểu hiện của vụ va chạm có lực đâm/va mạnh. Như vậy, nguyên nhân do tai nạn có mức độ nghiêm trọng là không khả thi.

Thứ tư, lỗi do công nghệ chế tạo không phù hợp, không đảm bảo độ bền.

Xét riêng nguyên nhân này đã thấy rất khó xảy ra, vì để một chiếc xe ra đời thì dù có tận dụng công nghệ của một sản phẩm nào đó cũng phải trải qua khâu kiểm tra, đánh giá ngặt nghèo. Thậm chí, có chuyên gia bông đùa: “Có cho kỹ sư của hãng khác sang điều tra thì cũng khó tìm ra lỗi”. Tìm kiếm trên google về bản vẽ thiết kế các dòng xe của Vinfast thì chỉ có 11 bản vẽ thiết kế ngoại thất, chưa thấy xuất hiện thiết kế chi tiết về các hệ thống của xe nên cũng chưa đủ thông tin để mọi người cùng phân tích.

Xe Lux SA2.0 cháy trên cao tốc Trung Lương – TP.HCM tháng 4/2020

Xe Lux SA2.0 cháy trên cao tốc Trung Lương – TP.HCM tháng 4/2020

Thứ năm, do chất liệu cấu kiện.

Xét trên góc độ tâm lý học, khi đánh giá một sản phẩm thường người tiêu dùng không chỉ đánh giá về ngoại thất, mà còn là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra linh kiện, từ các linh kiện đó lắp ráp theo thiết kế mà thành sản phẩm hoàn chỉnh. Thực tế, cơ quan nhà nước chỉ quản lý chất lượng linh kiện trên mẫu nghiệm và hồ sơ, còn tại nơi sản xuất thì chỉ có nhà sản xuất quản lý. Chúng ta hãy nhớ lại vụ chiếc Lux SA2.0 cháy trên cao tốc Trung Lương – TP. HCM hồi tháng 4/2020. Chi tiết được nhiều người chú ý nhất là la-zăng bị nổ vỡ vụn. Theo nguyên lý, la-zăng sinh ra là để chịu lực, tiếp xúc với nhiệt độ cao cộng với trọng lực của cả chiếc xe đè xuống khiến la-zăng phát nổ. Điều này, có lẽ đội kỹ sư của Vinfast cũng đã có ghi nhận cho phiên bản sau hoàn thiện hơn.

Cũng cần hiểu, thiết kế các dòng xe của Vinfast dựa trên nền tảng công nghệ dòng xe sang của Đức – BMW, thì cần xác định đâu là công nghệ lõi, đâu là linh kiện lắp ráp. Với công nghệ lõi, nguyên tắc là không thay đổi, còn linh kiện lắp ráp thì có thể linh hoạt ứng dụng tùy nguồn cung cấp được lựa chọn? đây là góc độ lý thuyết, thực tế chất liệu cấu kiện có độ tinh khiết bao nhiêu % là vấn đề rất quan trọng. Linh kiện 100% là thép sẽ có độ bền khác với linh kiện có lẫn tạp chất. Vì vậy, nguyên nhân do chất lượng linh kiện cũng có cơ sở.

Gần đây, liên tiếp các sự cố liên quan tới xe ô tô mang thương hiệu xe Vinfast của tập đoàn Vingroup bị rời bánh khi đang lưu thông chưa rõ

Chất lượng linh kiện cũng là nguyên nhân quan trọng trong đánh giá sự việc

Thứ sáu, thuật ngữ “của bền tại người”

Là thượng hiệu mới với giá trị sản phẩm chưa hẳn rẻ để phù hợp túi tiền của đại đa số người dân Việt Nam nên chắc hẳn ít người dám “dùng như phá”. Cũng không loại trừ do tay lái non (hoặc nguyên nhân khác) nên khi đánh hết lái đã lúng túng mà đập chân ga để rồi va vào dải phân cách. Trường hợp này, việc gãy ngõng moay-ơ hay gãy/tụt rotuyn lái cũng cần có lực tác động đủ mạnh.

Thật đáng tiếc đến thời điểm hiện tại, phía nhà sản xuất vẫn chưa công bố nguyên nhân của loạt sự việc gây tranh cãi gần đây. Cũng có thể là chiến lược truyền thông ngược của tập đoàn để tăng khả năng nhận diện thương hiệu, làm cho thương hiệu Vinfast nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh?

Chính vì vậy nên mọi việc vẫn dừng lại ở phỏng đoán nguyên nhân gây ra sự cố gãy moay-ơ hay gãy càng.

Thực tế, cá nhân tôi muốn ủng hộ sản phẩm của Vinfast, đã có dự định sẽ bán chiếc Kia Morning Si bản cao cấp nhất để trải nghiệm Fadil xem có như quảng cáo hay không dù nhiều anh em thợ khuyên không nên. Thời điểm đưa ra dự định chỉ nghĩ, nếu tốt thì tiếp tục ủng hộ ở các sản phẩm khác, còn không thì việc đầu tiên là chấp nhận lỗ để bán gấp. Tới thời điểm hiện tại, tôi nghĩ chắc vẫn phải chờ tầm 5 – 10 năm tới xem Vinfast có động thái gì để gia tăng uy tín và cải thiện chất lượng hay không? Dù sao với thương hiệu non trẻ cũng nên có thời gian quan sát.

Do không phải là người được trực tiếp khám nghiệm hiện trường vụ “tai nạn” và sự im lặng khó hiểu từ nhà sản xuất nên bài viết này là phân tích sự việc dựa trên các giả thuyết. Điều này là hữu dụng, cần thiết với cả nhà sản xuất lẫn khách hàng của họ để có thêm cơ sở tìm đến những nền tảng tốt hơn. Tác giả bài viết cũng rất mong có sự đóng góp thêm ý kiến từ các chuyên gia, kỹ sư của Vinfast để cùng nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể, khách quan hơn.

Tham khảo: Thương hiệu mới

KV
Bạn đang đọc bài viết "Hé lộ nguyên nhân sự cố hàng loạt xe Vinfast “gãy trục, rời bánh”" tại chuyên mục Truyền thống. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0836.196.146hoặc gửi về địa chỉ email (taichinhtieudung.mxh@gmail.com).