Tham dự Hội thảo, về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có: Ông Nguyễn Quý Dương – Phó Cục trưởng, Cục Bảo vệ thực vật: Ông Hoàng Văn Hồng – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia; Ông Đặng Quang Huy – Chuyên viên Vụ HTQT phụ trách Nhật Bản; Đại diện Cục Trồng Trọt, Cục Chăn nuôi, Cục Chất lượng chế biến và phát triển thị trường.
Về phía Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có: GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; GS.TS. Phạm Văn Toản – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; PGS.TS. Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; TS. Bùi Quang Đãng – Trưởng Ban Ban Khoa học và HTQT; Đại diện Lãnh đạo và cán bộ nghiên cứu của: Viện Bảo vệ thực vật, Viện nghiên cứu Rau quả, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, Viện Di truyền Nông nghiệp, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông, Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Trung tâm Dâu tằm tơ Trung ương; Đại diện Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Dược Liệu, Trường Đại học Cần Thơ, Trường ĐH Nông Lâm Thành phố HCM; Đại diện một số doanh nghiệp nghiên cứu, kinh doanh về thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón vi sinh, cây rau, cây ăn quả, hoa, một số chuyên gia và khách mời.
Về phía Nhật Bản có: Ông Tanaka Yusuke – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; Ông Miyazoe Mikio – Cố vấn dự án JICA tại Việt Nam; Ông Abe Koichiro - Giám đốc điều hành Công ty Raycean; Ông Koshio Kentaro – Tổng Giám đốc Công ty MBC Nhật Bản; Ông Shiotani Yuichiro – Tổng Giám đốc Công ty AEON TOPVALU tại Việt Nam; Ông Aoki Ichiro – Tổng Giám đốc Công ty Guntane Nhật Bản; Ông Shinoda Shunsuke – Giám đốc phát triển thị trường Công ty Rohto Việt Nam. Ngoài ra, có gần 100 doanh nghiệp, HTX và các chủ thể sản xuất, kinh doanh nông sản và cung cấp công nghệ của Việt Nam và Nhật Bản.
Toàn cảnh hội thảo
Phát biết tại Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, cùng với sự phát triển của quan hệ hai nước, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được đẩy mạnh trong năm thập kỷ vừa qua. Trên cơ sở có nhiều điểm tương đồng (xuất phát điểm từ nền văn minh lúa nước, phần lớn dân số làm nông nghiệp, ruộng đất manh mún,…) cũng như nhận thấy có nhiều tiềm năng và lợi thế riêng, hai bên đã và đang không ngừng thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp. Về thương mại, hai nước tích cực mở cửa thị trường cho các nông sản của nhau, tận dụng lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà hai bên cùng tham gia. Kim ngạch thương mại song phương về nông, lâm, thủy sản (NLTS) luôn tăng trưởng ổn định, cân bằng. Nhật Bản hiện là một trong những thị trường xuất khẩu NLTS quan trọng của Việt Nam, chiếm khoảng 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS hằng năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 10 năm qua đạt trung bình 6,35%/năm. Riêng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu NLTS sang Nhật Bản đạt xấp xỉ 4,45 tỷ USD; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 688,6 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm gỗ và sản phẩm từ gỗ (1,89 tỷ USD), thủy sản (1,7 tỷ USD), cà phê (277 triệu USD), rau quả (165 triệu USD).
GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
Cũng theo Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản cho thấy cơ cấu hàng hóa của hai nước phần nhiều mang tính bổ sung và không cạnh tranh. Hiện tại Việt Nam đang sở hữu lợi thế cạnh tranh các mặt hàng Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu cao như các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, Nhật Bản là nền kinh tế lớn, nhưng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này còn hạn chế nên vẫn còn rất nhiều dư địa để đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới. Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn, đặc biệt đối với các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm chế biến như: tôm, cá, thịt, rau quả tươi và chế biến, ngũ cốc, cà phê...Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chưa thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản do những vướng mắc về khoa học công nghệ, bảo quản chế biến và yêu cầu chất lượng sản phẩm...
Ông Miyazoe Mikio – Cố vấn dự án JICA tại Việt Nam
Ông Abe Koichiro - Giám đốc điều hành Công ty Raycean phát biểu tại Hội thảo
Chính vì vậy, phát biểu tại Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, ông Miyazoe Mikio – Cố vấn dự án JICA tại Việt Nam và ông Abe Koichiro - Giám đốc điều hành Công ty Raycean thay mặt cho các cơ quan đồng tổ chức Hội thảo đã đánh giá cao mục tiêu, ý nghĩa của Hội thảo thúc đẩy kết nối công nghệ và thương mại nông sản Việt Nam - Nhật Bản lần 2 năm 2024. Theo đó, Hội thảo góp phần nhằm tăng cường hợp tác giữa Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, các đơn vị nghiên cứu và một số doanh nghiệp Việt Nam với các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp của Nhật Bản, xúc tiến ứng dụng các công nghệ, sản phẩm nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón vi sinh, rau, hoa, hạt giống...) của Nhật Bản vào Việt Nam; tạo cầu nối để các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản. Các doanh nghiệp của Nhật Bản đã giới thiệu với Hội thảo nhưng sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp như: lưới che phủ tản nhiệt có thể giảm nhiệt độ 6-8oC so với nhiệt độ bên ngoài; màng bọc giúp kéo dài thời gian độ tươi của hoa, quả; chế phẩm vi sinh cải tạo đất; kỹ thuật ghép cây cà chua; sản xuất hạt giống rau...
GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và đại diện doanh nghiệp Nhật Bản ký biên bản hợp tác
Tại Hội thảo các doanh nghiệp hai nước đã chia sẻ nhiều giải pháp thúc đẩy kết nối công nghệ và thương mại nông sản Việt Nam - Nhật Bản đã mở ra cơ hội thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong quá trình diễn ra Hội thảo đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác giữa một số đơn vị nghiên cứu với doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nhật Bản.
PGS.TS. Viện sĩ Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu bế mạc Hội thảo
Phát biểu bế mạc Hội thảo, PGS.TS. Viện sĩ Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu cảm ơn các đại biểu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến tham dự và thảo luận tại Hội Thảo, đánh giá cao các công nghệ do các công ty đến từ Nhật Bản giới thiệu tại Hội thảo, trong thời gian tới Viện KHNN Việt Nam sẽ tiếp tục là đơn vị đầu mối kết nối các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thúc đẩy xúc tiến thương mại nông nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường.
Dưới đây là một số tư liệu hình ảnh tại Hội thảo
Quyết Tuấn
Link nội dung: https://tinhhoathoidai.vn/hoi-thao-thuc-day-ket-noi-cong-nghe-va-thuong-mai-nong-san-viet-nam-nhat-ban-lan-2-nam-2024-a1309.html